Yugen

Đền Akasaka Hikawa

DI SẢN VĂN HÓA HỮU HÌNH
HƠN 1000 NĂM TUỔI

Được xây dựng bởi Tokugawa Yoshimune – Tướng quân thứ 8 của Mạc Phủ Tokugawa vào năm 951, đền thờ Akasaka Hikawa đã vững chãi vượt qua rất nhiều trận động đất và Chiến tranh Thế giới thứ II để giữ được diện mạo vốn có kể từ khi được xây dựng cho đến tận ngày nay. Đây là ngôi đền nổi tiếng nhất trong số 59 ngôi đền chi nhánh của Hikawa Jinja và được tôn vinh là di sản văn hóa hữu hình của Tokyo.
 
Trong suốt hơn 1000 năm kể từ khi thành lập, đền Akasaka Hikawa nổi tiếng là linh thiêng trong việc: giải trừ tà khí, xua đuổi ma quỷ, mai mối hôn nhân, giúp gia đình an khang, làm ăn phát đạt. Trong khuôn viên được bao quanh bởi cây cối xanh tươi, có nhiều di sản lịch sử như bia đá khắc kỷ nguyên Edo, đèn lồng và bảy cặp Komainu (狛犬).
 
Komainu tạm dịch là chó sư tử – là các cặp tượng của một loài sinh vật có hình dáng giống sư tử canh giữ lối vào tại các đền thờ Thần đạo hoặc được giữ kín hẳn phía bên trong đền thờ và không cho ai nhìn thấy. Các cặp tượng Komainu có ý nghĩa để xua đuổi tà ma, với một tượng mở miệng và tượng còn lại khép miệng. Việc mở và khép miệng này có ý nghĩa xuất phát từ Phật Giáo: Tượng mở miệng phát âm chữ cái đầu tiên của bảng chữ cái tiếng Phạn, được phát âm là “a”, trong khi tượng khép miệng lại là thốt ra chữ cái cuối cùng, được phát âm là “um”, đại diện cho sự bắt đầu và kết thúc của tất cả mọi thứ. Cùng nhau chúng tạo thành âm “Aum”, một âm tiết linh thiêng trong một số tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo và Kỳ Na giáo.
 
 
Các vị thần được thờ phụng tại đền Akasaka Hikawa:
  • Susanoo-no-Mikoto (素盞嗚尊): anh trai của thần Mặt Trời Amaterasu, là vị thần của biển cả, bão tố, cánh đồng, mùa màng, hôn nhân và tình yêu.
  • Kushinada-Hime-no-Mikoto (奇稲田姫命): vợ của thần Susanoo, được biết đến là nữ thần của lúa gạo, nông nghiệp, hôn nhân, tình yêu, sinh sản và nuôi dạy con cái.
  • Ōnamuchi-no-Mikoto (大己貴命): đây là vị thần xây dựng quốc gia, nông nghiệp, y học và phép thuật bảo vệ.
Một số lễ hội tiêu biểu trong năm của đền Akasaka Hikawa:
  • 1/1 – Lễ hội năm mới (歳旦祭): cầu cho một năm mới mùa màng bội thu, gia đình yên ấm, quốc gia hòa bình và thịnh vượng
  • 15/4 – Lễ hội thường niên Shigo Inari (四合稲荷 例祭): cầu một mùa màng bội thu và kinh doanh phát đạt
  • 30/6 – Đại lễ thanh tẩy Nakoshi (夏越の大祓式): đại lễ được tổ chức vào ngày cuối cùng của nửa đầu năm, giúp gột sạch những sai lầm và tội lỗi vô tình mắc phải, thanh tẩy và cầu nguyệnn cho một sức khỏe tốt trong 6 tháng còn lại
  • 15/9: Lễ rước kiệu thường niên (例祭): đây là nghi lễ Thần đạo quan trọng nhất trnog số các lễ hội được tổ chức trong năm. Nhiều loại thực phẩm được dâng lên các vị thần và mọi người cùng cầu nguyện cho sự thịnh vượng của gia đình hoàng gia, hòa bình của quốc gia và sự thịnh vượng của các tín đồ giáo dân.

You cannot copy content of this page