Việc một nhà sư chưa hoàn tục nhưng lại có thể kết hôn, sinh con là điều vô cùng lạ lẫm đối với Việt Nam và một số đất nước lân cận. Thường thì theo lời dạy của Đức Phật, các nhà sư không được phép ăn mặn, lấy vợ, sinh con, thậm chí nhiều nơi nghiêm khắc hơn còn cấm thầy tu ở một mình trong phòng cùng nữ giới. Vậy nhưng tại Nhật Bản, những điều kể trên lại hoàn toàn hợp pháp và thậm chí còn là một nét văn hóa lâu đời của xứ Phù Tang. Cùng Yugen tìm hiểu câu chuyện đằng sau đó nhé!
Lịch sử ra đời
Người đầu tiên khởi xướng việc các nhà sư được phép kết hôn là nhà sư Saichō (sinh năm 767, mất năm 822). Ông là người sáng lập ra trường tu Tendai sau nhiều năm tới Trung Quốc theo dòng tu Tiantai. Ngôi chùa và trụ sở của Tendai được ông gây dựng tại Enryaku-ji trên núi Hiei gần Kyoto. Ngoài ra, nhà sư Saichō còn được cho là người đầu tiên mang trà đến với Nhật Bản. Sau khi mất, ông được truy tặng tước vị Dengyō Daishi (伝 教 大師).
Luật Nikujiku Saitai (肉食 妻 帯) của Chính phủ Meiji
Năm 1868 đánh dấu sự kết thúc của triều đại Bakufu sau 800 năm cai trị và khôi phục quyền lực của Thiên Hoàng. Đây cũng là một bước ngoặt cho Nhật Bản, vì từ đây họ bắt đầu mở cửa với thế giới và tiến hành công cuộc hiện đại hóa. Điều đó cũng có nghĩa là bất cứ điều gì liên quan đến Bakufu sẽ bị hủy hoại hoặc bãi bỏ, và thật không may khi Bakufu còn bao gồm cả Phật giáo.
Điều này đã dẫn đến việc thanh lọc Phật giáo, còn được gọi là Haibutsu kishaku (廃 仏 毀 釈), khi đền thờ bị phá hủy và các nhà sư Phật giáo bị buộc phải trở thành nhà sư Shinto.
Năm 1872, Chính phủ Meiji tiếp tục ra quyết định cho phép các nhà sư Phật giáo được tự do ăn thịt và kết hôn bằng cách ban hành luật Nikujiku Saitai. Nó được xem như là cách để chính phủ làm suy yếu Phật giáo. Tuy nhiên, có một số nhà sư đã chọn sống độc thân. Luật này cuối cùng đã dẫn đến việc tạo thành “các gia đình chùa”, nơi mà việc quản lý đền thờ và tu viện được truyền qua các thế hệ từ cha đến con trai.
Phong tục hiện nay
Hiện nay, Nhật Bản vẫn tiếp tục cho phép các nhà sư kết hôn và sinh con. Họ có lối sống và sinh hoạt gia đình giống như người dân bình thường, hầu như không có giới hạn về mặt ăn uống. Con cái của các nhà sư cũng sẽ được đi học, đến trường như thông thường hoặc được đưa đi du học nước ngoài mà không hề bị ảnh hưởng bởi nền giáo dục theo đạo giáo. Trong số đó, có rất nhiều trường hợp con trai sẽ nối dõi quản lý ngôi chùa của cha mình. Vậy nên, khi đến Nhật Bản, nếu bạn có bắt gặp hình ảnh nhà sư đang hẹn hò với một cô gái thì cũng đừng bất ngờ nhé.