Yugen

Ý nghĩa ngày Chiêu Hòa Showa no Hi

Ngày Chiêu Hòa (昭和の日 – Showa no Hi) là một ngày lễ thường niên của Nhật Bản được tổ chức vào ngày 29 tháng 4 để kỷ niệm ngày sinh của cố Thiên hoàng Chiêu Hòa – Hirohito.

Thiên hoàng Chiêu Hòa có ý nghĩa và vai trò gì với nước Nhật?
– Thiên hoàng Chiêu Hòa – Showa tenno (昭和天皇) tên thật là Hirohito (裕仁), là vị Thiên hoàng thứ 124 của Nhật Bản theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống.
– Ông trị vì từ năm 1926 đến 1989, đây là thời gian trị vì dài hơn bất cứ một Thiên hoàng nào khác trong lịch sử Nhật Bản. Trong cuộc đời, ông đã chứng kiến rất nhiều sự kiện quan trọng trong thiên sử nước Nhật.

Tại sao lại có ngày Chiêu Hòa Showa no Hi?
– Thời đại trị vì của Thiên hoàng Chiêu Hòa là thời kỳ đặc biệt quan trọng thứ hai trong lịch sử cận đại Nhật Bản (thời kỳ sau cải cách lịch sử của Nhật Hoàng Minh Trị, đi qua sự phát triển mạnh mẽ của đế quốc Nhật, trải qua chiến tranh thế giới thứ 2, thua trận, thay đổi hiến pháp từ một nước quân chủ lập hiến sang dân chủ, phục hồi chủ quyền, phát triển mạnh mẽ thành nền kinh tế thứ 2 thế giới).
– Chính Thiên hoàng Chiêu Hòa đã thay đổi hoàn toàn hiến pháp, thay đổi hình ảnh từ một vị thần thánh thành một người Nhật Bản bình thường vì sự phát triển của cả một đất nước. Chính sự dung dị, gần gũi của Thiên hoàng Chiêu Hòa đã khiến cho người dân Nhật Bản vô cùng kính trọng và ngưỡng mộ ông.
– Nếu bạn đang sống ở Nhật sẽ để ý thấy tên của Chiêu Hoàng được đặt cho rất nhiều địa danh. Ngay cả công viên đẹp nổi tiếng ở phía Tây Tokyo là Công viên Showa Kinen (昭和記念公園) cũng là được xây dựng khi Thiên hoàng Chiêu Hòa tại vị được 50 năm.

Người Nhật thường làm gì vào ngày này?
– Ngày Chiêu Hòa được xem là ngày lễ lớn của Nhật Bản vì nó đánh dấu một chặng đường dài khủng hoảng của nền kinh tế trước và sau thế chiến thứ 2. Ngày lễ là dịp người dân tưởng nhớ những người đã khuất trong chiến tranh, đồng thời hướng về một tương lai tươi sáng hơn.
– Ngày Chiêu Hòa cũng nằm trong Tuần lễ vàng – chuỗi 04 ngày lễ quốc gia diễn ra từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 hàng năm, bao gồm: ngày Chiêu Hòa (29/4), ngày Kỉ niệm Hiến Pháp (3/5), ngày Cây xanh (4/5) và ngày Thiếu nhi (5/5). Khoảng thời gian này thường được coi là thời gian nghỉ ngơi của người dân Nhật Bản, đây cũng là thời điểm diễn ra rất nhiều lễ hội như Lễ hội Mùa xuân Lớn đền Meiji, Lễ hội Kurayami Matsuri, Lễ hội Kachiya,…

Nếu bạn đi du lịch Nhật Bản vào trúng dịp này, đừng bỏ lỡ những lễ hội trên để hiểu rõ hơn về đất nước và con người của xứ Phù Tang nhé!

You cannot copy content of this page